Tại Nghị định Số: 42/2017/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng, trong đó Quy định chung về chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

Có tổng công 09 tổ chức khi tham gia các lĩnh vực sau đây phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng:

  1. Khảo sát xây dựng;
  2. Lập quy hoạch xây dựng;
  3. Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình;
  4. Lập, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng;
  5. Tư vấn quản lý dự án;
  6. Thi công xây dựng công trình;
  7. Giám sát thi công xây dựng;
  8. Kiểm định xây dựng;
  9. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Điều kiện chung để được cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng:

  • Có giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
  • Những cá nhân đảm nhận chức danh chủ chốt phải có hợp đồng lao động với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng;
  • Đối với các dự án, công trình có tính chất đặc thù như: Nhà máy điện hạt nhân, nhà máy sản xuất hóa chất độc hại, sản xuất vật liệu nổ, những cá nhân đảm nhận chức danh chủ chốt thì ngoài yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề tương ứng với loại công việc thực hiện còn phải được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực đặc thù của dự án.
  • Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng có hiệu lực tối đa trong thời hạn 05 năm. Tổ chức phải làm thủ tục cấp lại khi chứng chỉ năng lực hết hiệu lực hoặc khi có nhu cầu. Trường hợp có thay đổi nội dung chứng chỉ năng lực phải làm thủ tục cấp lại trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày có thay đổi.
  • Bộ Xây dựng thống nhất quản lý về chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng trên toàn quốc thông qua việc cấp, quản lý mã số chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng; công khai danh sách tổ chức được cấp chứng chỉ hoạt động xây dựng trên trang thông tin điện tử của mình”.

Tất cả các quy định trên có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2017.

Chứng chỉ Đấu thầu có hiệu lục trên cả nước

Cấp chứng chỉ Quản lý dự án xây dựng

CHIA SẺ