Dịch vụ cấp chứng chỉ năng lực nhà thầu xây dựng hạng 1,2,3 tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và trên toàn quốc. Hướng dẫn cấp giấy chứng nhận năng lực nhà thầu nhanh, chi phí thấp. Liên hệ Hotline 24/7: 0902.951.568.
MỤC LỤC BÀI VIẾT
Chứng chỉ năng lực nhà thầu là gì?
Chứng chỉ năng lực của nhà thầu là bản đánh giá vắn tắt của Bộ xây dựng/Sở xây dựng cấp cho các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng. Chứng chỉ được phân thành 3 hạng: hạng 1, hạng 2, hạng 3. Vậy để xin cấp chứng chỉ của nhà thầu xây dựng, thì cần phải đáp ứng điều kiện gì? Hồ sơ yêu cầu như thế nào? Cơ quan thẩm quyền nào cấp chứng chỉ? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Viện quản lý xây dựng chúng tôi.
Cơ sở pháp lý cấp chứng chỉ năng lực nhà thầu xây dựng:
- Luật Xây dựng 50/2014/QH13 của quốc hội.
- Nghị định 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
- Nghị định 42/2017/NĐ-CP của chính phủ sửa đổi 1 số điều nghị định 59.2015.
- Nghị định 100/2018/NĐ-CP về hướng dẫn cấp chứng chỉ năng lực hoạt động XD mới nhất.
- Thông tư 03/2016/TT-BXD hướng dẫn phân cấp công trình XD.
- Thông tư 17/2016/TT-BXD hướng dẫn nghị định 59.2015.
- Thông tư 08/2018/TT-BXD hướng dẫn nghị định 100.2018.
Hồ sơ mời thầu yêu cầu chứng chỉ năng lực:
Khi lập hồ sơ mời thầu các gói về xây lắp có đưa thêm tiêu chí đánh giá về điều kiện năng lực hoạt động của nhà thầu phải có chứng chỉ năng lực xây dựng theo quy định tại Khoản 1, Điều 57 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP của Chính phủ. Đây là quy định bắt buộc đối với tất cả các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng. Các gói thầu doanh nghiệp, tổ chức tham gia đấu thầu phải có năng lực phù hợp mới được ký kết hợp đồng với chủ đầu tư.
– Mỗi doanh nghiệp, tổ chức đủ điều kiện năng lực (thiết kế, thi công, giám sát, khảo sát…) sẽ được hội đồng là bộ xây dựng và sở xây dựng xét duyệt cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng và được cấp mã riêng duy nhất cho doanh nghiệp để dễ quản lý, trách nhầm lẫn và làm “giả”.
Chứng chỉ năng lực nhà thầu, giấy chứng nhận năng lực nhà thầu được xếp hạng như thế nào?
Căn cứ tiêu chí để xếp hạng, phạm vi hoạt động của các tổ chức hoạt động xây dựng thuộc các lĩnh vực nêu trên theo quy định tại nghị định 100/2018/NĐ-CP. Các cá nhân của tổ chức có chứng chỉ hành nghề (chứng chỉ hành nghề do sở xây dựng cấp trước đây không ghi “Hạng”) phải kê khai kinh nghiệm công tác chuyên môn và “Hạng” của chứng chỉ hành nghề theo mẫu tại Phụ lục số VI của nghị định 100/2018/NĐ-CP.
Những lĩnh vực sau yêu cầu cần phải có chứng chỉ năng lực của nhà thầu:
- Tư vấn lập quy hoạch xây dựng.
- Khảo sát xây dựng: khảo sát địa hình, địa chất.
- Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng.
- Thi công xây dựng công trình.
- Giám sát thi công xây dựng.
- Tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
* Chú ý: Một công ty, tổ chức có thể đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cho một hoặc nhiều lĩnh vực tương ứng với các hạng khác nhau.
Cục quản lý xây dựng – Bộ xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng 1, Sở xây dựng các tỉnh, thành phố cấp chứng chỉ hạng 2, hạng 3.
Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực nhà thầu xây dựng:
- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo mẫu tại nghị định 100/2018.
- Đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập cơ quan tổ chức.
- Tệp tin chụp từ bản gốc giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của tổ chức.
- Tệp tin chụp từ bản gốc bản kê danh sách, kinh nghiệm kèm theo chứng chỉ hành nghề, hợp đồng lao động của các cá nhân chủ chốt theo mẫu.
- Tệp tin chụp từ bản gốc hợp đồng và biên bản nghiệm thu của lĩnh vực muốn xin. Chỉ cần đối với lĩnh vực xin cấp từ hạng 2 trở lên.
- Kinh nghiệm máy móc phục vụ công tác khảo sát, thi công.
- Quyết định công nhận phòng LAB với các đơn vị xin khảo sát địa chất.
Viện quản lý xây dựng nhận tư vấn, kê khai hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực của nhà thầu xây dựng do Bộ xây dựng và các Sở xây dựng cấp nhanh nhất trên toàn quốc. Thủ tục đơn giản, nhanh gọn, đúng hẹn, tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp, tổ chức. Hỗ trợ giá tốt nhất hiện nay. Tư vấn 24/7: 0902.951.568