Chứng chỉ năng lực xây dựng có bắt buộc không? Là câu hỏi của rất nhiều nhà thầu, công ty xây dựng tham gia vào lĩnh vực hoạt động xây dựng hỏi?

Chứng chỉ năng lực xây dựng là gì?

Chứng chỉ năng lực xây dựng là bản đánh giá của cơ quan quản lý nhà nước (bộ xây dựng, sở xây dựng) cấp cho các công ty, tổ chức đủ điều kiện tham gia hoạt động xây dựng.

Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là điều kiện bắt buộc đối với các công ty, tổ chức tham gia hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam. Không có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng không được tham gia đấu thầu và làm nghiệm thu thanh quyết toán công trình.

Để tiết kiệm thời gian của các công ty, tổ chức. Viện Quản Lý Xây Dựng nhận dịch vụ xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng trên toàn quốc. Liên hệ Hotline 0902.951.568

chứng chỉ năng lực xây dựng có bắt buộc không

Chứng chỉ năng lực xây dựng có bắt buộc không? 

Theo điều 57 nghị định số 100/2018/NĐ-CP của Chính Phủ quy định, tổ chức tham gia hoạt động xây dựng bắt buộc phải có chứng chỉ năng lực xây dựng.

Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng phải là doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp hoặc tổ chức có chức năng hoạt động xây dựng được thành lập theo quy định của pháp luật và đáp ứng các yêu cầu cụ thể đối với từng lĩnh vực hoạt động xây dựng theo quy định tại Nghị định 100/2018.

Tổ chức phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực sau đây:

  1. Khảo sát xây dựng, bao gồm: Khảo sát địa hình; khảo sát địa chất công trình.
  2. Lập quy hoạch xây dựng.
  3. Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình, bao gồm: Thiết kế kiến trúc công trình; thiết kế kết cấu công trình dân dụng – công nghiệp; thiết kế cơ – điện công trình; thiết kế cấp – thoát nước công trình; thiết kế xây dựng công trình giao thông; thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn; thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật.
  4. Quản lý dự án đầu tư xây dựng.
  5. Thi công xây dựng công trình.
  6. Giám sát thi công xây dựng công trình.
  7. Kiểm định xây dựng.
  8. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Thời hạn của chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng:

Chứng chỉ năng lực xây dựng có hiệu lực 10 năm tính từ ngày cấp. Cục quản lý hoạt động xây dựng trực thuộc bộ xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng 1. Sở xây dựng các tỉnh, thành phố cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 2, hạng 3.

Trên đây là toàn bộ những quy định mới nhất giúp cho doanh nghiệp nhận biết khi tham gia hoạt động xây dựng thì chứng chỉ năng lực xây dựng có bắt buộc không?

Dịch vụ cấp chứng chỉ năng lực nhà thầu xây dựng

CHIA SẺ